Các quy tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em
Ngữ điệu là một trong những phần quan trọng để các con có thể nói Tiếng Anh một cách trôi chảy, tự nhiên giống với người bản xứ. Ngữ điệu trong Tiếng Anh làm cho câu nói có sắc thái cảm xúc và thể hiện được ý nghĩa muốn truyền đạt của người nói.
Ngữ điệu là một trong những phần quan trọng để các con có thể nói Tiếng Anh một cách trôi chảy, tự nhiên giống với người bản xứ. Ngữ điệu trong Tiếng Anh làm cho câu nói có sắc thái cảm xúc và thể hiện được ý nghĩa muốn truyền đạt của người nói.
Tuy nhiên, đối với lứa tuổi trẻ em, phần lớn các con chưa thể nắm bắt được phần này. Bởi quá trình hoàn thiện ngôn ngữ vẫn còn hạn chế. Các con chưa biết nhấn trọng âm, cách lên giọng, xuống giọng và tại sao lại có một số từ lại được đọc lướt và gần như không nghe thấy.
Trong bài viết dưới đây, Edupia Pro (Edupia Tutor) sẽ giúp ba mẹ và các con tìm ra các quy tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em. Nhằm giúp các con tự tin hơn khi phát âm Tiếng Anh và làm chủ được hội thoại Tiếng Anh giao tiếp.
Mục Lục [Ẩn]
- 1 Ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp
- 2 Phân biệt các loại ngữ điệu trong Tiếng Anh
- 3 Quy tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp
- 3.1 Quy tắc 1: Câu trần thuật
- 3.2 Quy tắc 2: Câu hỏi WH
- 3.3 Quy tắc 3: Câu hỏi Yes/ No
- 3.4 Quy tắc 4: Câu liệt kê
- 3.5 Quy tắc 5: Câu hỏi lựa chọn
- 3.6 Quy tắc 6: Câu hỏi đuôi
- 3.7 Quy tắc 7: Câu hỏi được lập lại
- 3.8 Quy tắc 8: Câu cảm thán
- 3.9 Quy tắc 9: Trong câu và cụm từ
- 3.10 Quy tắc 10: Quy tắc cảm xúc
- 4 Khóa học tiếng Anh gia sư online tại Edupia Pro (Edupia Tutor)
Ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp
Ngữ điệu trong Tiếng Anh
Ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp là sự lên (up) và xuống (down) tone giọng khi nói, được ví như yếu tố “nhạc tính” trong hội thoại giao tiếp.
Trong đó, nếu trẻ em làm chủ được cả ngữ điệu và trọng âm Tiếng Anh sẽ góp phần quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc: vui, giận, buồn, lo lắng, nghi ngờ…của con. Ngược lại, nếu việc áp dụng ngữ điệu không đúng, có thể dễ gây hiểu lầm cho đối phương. Đồng thời khi con giao tiếp sẽ cứng nhắc, không tự nhiên
Có 2 loại ngữ điệu chính trong Tiếng Anh đó là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune).
Phân biệt các loại ngữ điệu trong Tiếng Anh
Ngữ điệu lên (the rising tune)
Ngữ điệu lên
Đối với ngữ điệu này, các con sẽ nâng tone giọng mình lên cao nhất
- Dùng trong câu hỏi “ có…không”
Ví dụ: Do you like cat? ↑ ( Bạn có thích mèo không?)
- Dùng trong khi đang đếm (nhưng khi đếm đến số cuối cùng thì phải hạ ngữ điệu xuống)
Ví dụ: One ↑, two ↑, three ↑, four ↓
- Dùng trong câu mệnh lệnh ( ít mang tính ra lệnh hơn ngữ điệu xuống)
Ví dụ: Open the door, please.↑ (Làm ơn mở cửa.)
- Dùng trong câu hỏi đuôi “ phải không” ( hỏi để biết chứ không phải để xác định điều đã biết)
Ví dụ: He’s tired, isn’t he? ↑ (Anh ta mệt, phải không?)
- Dùng với từ xưng hô
Ví dụ: My friend ↑, I’m glad to see you. (Bạn ơi, mình rất vui khi được gặp bạn)
- Dùng trong câu xác định nhưng mang ý nghĩa cảu câu hỏi
Ví dụ: Her name’s Lyly? ↑ (Tên của cô ấy là Lyly đúng không?)
- Dùng sau những từ liệt kê (nhưng liệt kê từ đầu đến cuối cùng thì phải hạ ngữ điệu trên xuống)
Ví dụ: She wants salt ↑, butter ↑, and sugar. ↓ (Cô ấy cần muối, bơ và đường.)
- Dùng trong câu chọn lựa
Ví dụ: You can do it now ↑ or tomorrow.↓ (Bạn có thể làm điều đó ngay bây giờ hoặc ngày mai.)
- Dùng trong câu hỏi lựa chọn
Ví dụ: Would you like tea ↑ or coffee? (Bạn muốn dùng trà hay cà phê?)
Ngữ điệu xuống (The falling tune)
Ngữ điệu xuống
Đối với ngữ điệu này, các con sẽ hạ tone giọng mình xuống thấp nhất
- Dùng trong câu phát biểu sự kiên
Ví dụ: He likes cake. ↓ (Anh ta thích bánh)
- Dùng trong câu chào hỏi
Ví dụ: Good morning! ↓ ( chào buổi sáng)
- Dùng trong câu đề nghị
Ví dụ: Let’s go. ↓ (Mình đi thôi)
- Dùng trong câu cảm thán
Ví dụ: For goodness’s sake! ↓ (Trời ơi)
- Dùng trong câu gọi
Ví dụ: Harry, don’t turn the light on. ↓ (Harry, đừng bật đèn lên.)
- Dùng trong câu hỏi có who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how
Ví dụ: Where do you live? ↓ (Bạn sống ở đâu?)
How are you doing? ↓ (Bạn có khỏe không?)
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh
Ví dụ: Come in. ↓ ( Mời vào)
- Dùng trong câu hỏi đuôi “ phải không” để xác định điều đã biết
Ví dụ: He can’t speak English, can he? ↓
(Anh ta không biết nói tiếng Anh, đúng không?)
- Dùng để chấm dứt một chuỗi liệt kê
Ví dụ: She wants salt ↑, butter ↑, and sugar. ↓
(Cô ấy muốn, bơ và đường.)
- Dùng để chấm dứt câu hỏi chỉ sự chọn lựa
Ví dụ: Would you like tea ↑ or coffee?
(Bạn muốn dùng trà hay cà phê?)
Quy tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh giao tiếp
Quy tắc 1: Câu trần thuật
Đối với dạng câu này, con sẽ xuống giọng ở cuối câu.
Ví dụ: I’m Vietnamese / It is a flower from Da Lat city.
Quy tắc 2: Câu hỏi WH
Bao gồm: what, where, when, why, whose, whom, who, how: xuống giọng ở cuối câu.
Ví dụ: Where are you from? How are you?
Quy tắc 3: Câu hỏi Yes/ No
Con cần lên giọng ở cuối câu
Ví dụ: Do you know where is she from? Are you clear?
Quy tắc 4: Câu liệt kê
Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy và trước từ “and” được phép lên giọng.
Ví dụ: I love to write, to read and to give comments.
Quy tắc 5: Câu hỏi lựa chọn
Xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: Would you like me, her or him?
Quy tắc 6: Câu hỏi đuôi
- Xuống cuối câu: khi người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình.
Ví dụ: It’s so pretty, isn’t it?
- Lên xuống đan xen: khi người nói muốn xác định điều mình hỏi, và hỏi để xác định là đúng hay không.
Ví dụ: You’re Lyan, aren’t you?
Quy tắc 7: Câu hỏi được lập lại
Đối với dạng câu này, các con cần chú ý lên giọng
Câu hỏi lặp lại ( – echo questions) được dung khi ta nghe rõ, không hiểu, hoặc hỏi người đối thoại đã nói gì hoặc chỉ là cách để pause để suy nghĩ và trả lời.
Ví dụ: Do you have a girlfriend? (tỏ vẻ ngạc nhiên).
Quy tắc 8: Câu cảm thán
Cần xuống giọng cuối câu.
Ví dụ: Hannah, what a beautiful smile you have!
Quy tắc 9: Trong câu và cụm từ
Trong câu và những cụm từ, có nhiều từ được nhấn mạnh và cũng có nhiều từ bị lướt tốc độ, thậm chí là nó còn nhỏ đi bao gồm:
- Được nhấn mạnh : tức là chữ to tròn, được phát âm rõ và không được lướt bào gồm: danh động tính trạng từ , nghi vấn từ (who…), chỉ thị đại từ – không có danh từ đi theo (that, this…), sở hữu đại từ (mine, yours…)
- Không được nhấn mạnh, đọc lướt: mạo từ, to be (am, is…), trợ đồng từ (do, have…), động từ khiếm khuyết (can, must…), đại từ nhân xưng (I, you…), sở hữu tính từ (my, your), giới từ (to, from, in…), liên từ (and, but, or…), chỉ thị tính từ (this, that, these, those).
Quy tắc 10: Quy tắc cảm xúc
Ngoài 9 quy tắc trên còn có một quy tắc nữa đó là: muốn làm nổi bật ý của từ nào thì con cần nhấn mạnh vào từ đó
Ví dụ: How are you? (tone giọng bình thường)
How are you (khi gặp một người không khỏe, có vẻ không khỏe, mặt xanh xao,…)
How are you? (trong đám đông, con muốn ám chỉ một một người nói hay rất nhiều người trong đám đông đó).
Khóa học tiếng Anh gia sư online tại Edupia Pro (Edupia Tutor)
Với chương trình gia sư tiếng Anh tại Edupia Pro (Edupia Tutor), học sinh được trải nghiệm đa phương thức học tập: học cùng giáo viên hàng tuần qua Classin với mô hình lớp 1 giáo viên: 2 học sinh. Đồng thời, học sinh được rèn luyện hằng ngày trên app các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Chương trình lớp 1-9 bám sát chương trình của Bộ, lộ trình cá nhân hóa theo từng học sinh và định hướng đầu ra theo chuẩn quốc tế.
Hành trình chinh phục Anh văn của bé cần có một người đồng hành và hướng dẫn sao cho phù hợp với từng độ tuổi, trình độ. Ba mẹ nên lựa chọn cho con một chương trình học tập có hệ thống, tập làm quen cho trẻ thích nghi với môi trường học tiếng Anh. Bởi thế, khóa học gia sư online tại Edupia Pro (Edupia Tutor) là lựa chọn tốt nhất hiện nay cho ba mẹ và các con.
Để giúp con có cơ hội kiểm tra và đánh giá năng lực tiếng Anh miễn phí qua buổi học trải nghiệm chương trình Tiếng Anh chất lượng cao, ba mẹ có thể đăng ký ngay TẠI ĐÂY
CHƯƠNG TRÌNH GIA SƯ TIẾNG ANH ONLINE LỚP 1-9 – Mô hình lớp học đặc biệt 1:2 (1 giáo viên – 2 học sinh), hình thức học sinh động– Bám sát chương trình SGK và định hướng luyện thi Cambridge– Lộ trình học tập cá nhân hóa, phát triển toàn diện 4 kỹ năng– Bứt phá kỹ năng Nói chỉ sau 3 tháng– Cam kết chất lượng đầu ra Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 096 132 0011 để được hỗ trợ miễn phí! |
Bài viết liên quan
100 Từ Vựng Tiếng Anh Lớp 4 Theo Chủ Đề Cơ Bản
Sau khi kết thúc năm học lớp 3 và chuẩn bị vào năm học lớp 4, các bạn nhỏ sẽ cần được trang bị, hỗ trợ đầy đủ từ kiến thức ngữ pháp, từ vựng cần thiết để bắt đầu năm học thuận lợi nhất. Bên cạnh các kiến thức về ngữ pháp, các từ vựng tiếng Anh lớp 4 cũng đóng vai trò quan trọng xuyên suốt toàn bộ chương trình học tiếng Anh lớp 4 của các bạn nhỏ.
Nên cho bé học ngữ pháp Tiếng Anh lớp 1 theo phương pháp nào?
Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 1 là những kiến thức ngữ pháp vỡ lòng, khởi đầu cho hành trình chinh phục Tiếng Anh của bé. Vì là nền tảng đầu tiên nên phần kiến thức này cần được củng cố chắc chắn. Vậy nên áp dụng phương pháp nào để trẻ có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng Anh ngay từ khi học lớp 1?
Học tiếng anh lớp 1 online với Edupia – Học tiếng Anh chưa bao giờ thú vị đến thế!
Mặc dù ở lứa tuổi mầm non, các phụ huynh đã cho con làm quen với Tiếng Anh này qua sách báo, các lớp tiếng Anh năng khiếu... tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức làm quen mà chưa có lộ trình bài bản rõ ràng. Giờ đây, phụ huynh có thể cho con Học tiếng anh lớp 1 online với Edupia để cung cấp cho con một lộ trình rõ ràng, tạo cho con hứng thú với việc học ngoại ngữ. Hãy xem Edupia sẽ mang đến cho con những điều thú vị gì nhé
Tổng hợp từ vựng Tiếng Anh lớp 1 theo chủ đề giúp bé học hiệu quả
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 1 mà phụ huynh có thể tham khảo. Ngoài ra, phụ huynh có thể lựa chọn các khóa học của Edupia để cập nhật cho con hệ thống từ vựng đầy đủ và bài bản nhất!